Breaking News
Loading...
Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Lakhan Kale, 9 tuổi, mặc bộ đồ màu xanh nằm bơ phờ trên vỉa hè trong thời tiết mùa hè nắng nóng, trong khi chân của cậu bé bị buộc vào cọc sắt tại một bến xe bus ở thành phố Mumbai, Ấn Độ.

>>Hơn 87.000 người kiến nghị Nhà Trắng trừng phạt Trung Quốc



Lakhan Kale không thể nghe hay nói do bị mắc chứng bại não và động kinh, nên bà (đồng thời người chăm sóc duy nhất) của Lakhan phải buộc cậu bé vào cọc sắt để đảm bảo an toàn trong khi bà đi bán đồ chơi và vòng hoa dọc các đường phố ở thành phố Mumbai.
“Tôi có thể làm gì? Lakhan không thể nói chuyện, nên nó sẽ không thể nói với ai nếu bị lạc”, bà Kale, 66 tuổi, cho biết.

Ấn Độ: Bà buộc cháu vào trạm xe bus để đi kiếm tiền - 1
Lakhan nằm bơ phờ dưới thời tiết mùa hè nắng nóng, trước sự thờ ơ của những người đi qua.

Bà Sakhubai và đứa cháu tật nguyền sống trên vỉa hè cạnh bến xe bus, dưới gốc một cây đa lớn ở thành phố Mumbai. Bố của Lakhan đã qua đời cách đây vài năm và mẹ của cậu đã bỏ nhà ra đi sau đó. Vào buổi tối, bà Sakhubai phải buộc Lakhan vào chân mình khi hai bà cháu ngủ trên vỉa hè, vì bà sợ cậu bé sẽ tìm cách bỏ đi.

Ấn Độ: Bà buộc cháu vào trạm xe bus để đi kiếm tiền - 2
Ấn Độ: Bà buộc cháu vào trạm xe bus để đi kiếm tiền - 3
Chỗ ở của hai bà cháu Lakhan là vỉa hè, dưới một gốc đa lớn cạnh bến xe bus ở thành phố Mumbai.

Bức ảnh của Lakhan bị buộc vào cột sắt đã xuất hiện trên một tờ báo địa phương vào tuần trước, thu hút sự quan tâm của các tổ chức từ thiện và cảnh sát. Cậu bé sau đó đã được đưa tới một trại trẻ mồ côi của chính phủ.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động xã hội cho biết, những trường hợp như cậu bé Lakhan không hiếm ở Ấn Độ. Những người tàn tật ở quốc gia này phải đối mặt với tình trạng bị phân biệt đối xử và xúc phạm và thiếu các cơ sở để hỗ trợ họ.

Ấn Độ: Bà buộc cháu vào trạm xe bus để đi kiếm tiền - 4
Lakhan Kale không thể nghe hay nói do mắc chứng bại não và động kinh.

“Tôi là một phụ nữ độc thân và đã nhiều tuổi. Không ai để ý tới tôi cho tới khi báo chí đưa tin. Cháu tôi đã từng được đưa vào một trường học đặc biệt, nhưng họ đã trả về”, bà Sakhubai nói.
Trở lại bến xe bus ở Mumbai sau cuộc chia tay đẫm nước mắt với đứa cháu, bà Sakhubai ngồi xổm trên vỉa hè, vừa tu chai nước vừa ăn bánh mì. Bà hy vọng sẽ thường xuyên được gặp Lakhan, khi bà được cấp chứng minh thư chính thức.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét