Theo kế hoạch từ ngày 1/6, các phương tiện xe máy điện đang lưu hành sẽ phải thực hiện đăng ký. Theo ông, chủ trương thực hiện đăng ký đối với loại hình phương tiện này có thực sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay?
ĐBQH Đinh Xuân Thảo chia sẻ với phóng viên về quy định áp dụng bắt buộc đăng ký đối với phương tiện xe máy điện từ 1/6 tới.
Việc đăng ký phương tiện thường xuất phát từ nhu cầu quản lý. Có thể lúc đầu phương tiện này chưa có, hoặc ít nên trong văn bản chưa quy định và không cần phải đăng ký.
Trước ngày bắt buộc đăng ký 2,3 ngày, nhiều người dùng xe máy điện mới tá hỏa chạy đi hỏi cửa hàng về giấy tờ đăng ký xe. Ảnh: Diệu Thùy |
Nhưng trong thực tế, thời gian gần đây loại phương tiện này phát triển rất nhanh, lên đến hàng triệu chiếc là một số lượng lớn. Phương tiện này khi tham gia giao thông có vi phạm, lúc đó chủ phương tiện có thể bỏ của chạy lấy người, dẫn đến truy trách nhiệm khó khăn.
Như vậy việc yêu cầu đăng ký xe máy điện xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống. Nếu không đăng ký, không quản lý được sẽ ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
Nhiều ý kiến cho rằng việc triển khai đăng ký đối với xe máy điện gây không ít phiền hà, khó khăn cho người sử dụng. Ông đánh giá thế nào về điều này?
Tất nhiên khi đã dùng một biện pháp quản lý nào đó thì phải có sự điều tra, khảo sát kỹ lưỡng, tránh tối đa thủ tục hành chính không cần thiết, gây phiền hà, hay tốn kém thời gian, công sức cho người dân.
ĐBQH Đinh Xuân Thảo.
Khi đang buông lỏng thì người sử dụng phương tiện thấy thoải mái, nhưng khi siết lại để quản lý tốt hơn sẽ thấy phiền hà, phiền phức.
Ngày xưa xe đạp cũng phải đăng ký, rồi sau này thấy không cần thiết lại bỏ đi. Ngày đó đăng ký xe đạp vất vả lắm. Việc bỏ đăng ký xe đạp lúc đó là một điều rất tốt.
Nhưng thời điểm đó việc đăng ký xe đạp cũng có tác dụng, giúp bảo vệ tài sản cho người sử dụng tốt hơn, vì ngày xưa xe đạp coi như một tài sản có giá của mỗi gia đình. Sau này khi thấy xe đạp nhiều rồi, và cũng không phải một cái gì đó quá giá trị nên nên không cần thiết phải đăng ký nữa.
Do vậy việc đăng ký phương tiện phụ thuộc vào từng thời kỳ để áp dụng thế nào cho phù hợp.
Để phương tiện xe máy điện bùng nổ như hiện nay, đến mức phải áp dụng giải pháp đăng ký để quản lý tốt hơn. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở đây là gì, nhất là trong việc xuất nhập khẩu phương tiện?
Đây đúng là một vấn đề cần bàn tới. Khi nhập khẩu sẽ liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, nên cần phải có sự trao đổi thống nhất với nhau.
Chẳng hạn với phương tiện ô tô, nhập khẩu thì cứ muốn nhập được nhiều, còn người quản lý thì rất vất vả, vì ngành giao thông làm đường không kịp với tốc độ phát triển của phương tiện.
Đối tượng sử dụng loại hình xe máy điện chủ yếu là HS, SV, người có tuổi. Vậy chúng ta có nên đặt vấn đề miễn phí khi đăng ký cho các đối tượng này không, thưa ông?
Nếu miễn được cho chủ phương tiện cũng là cái tốt. Nhưng điều này cũng khó vì người ta mua cho con cái đi làm, nhưng nếu miễn phí thì người ta lại đưa ông già ra đăng ký thì cũng hơi khó.
Khi đi đăng ký xe cũ, chủ phương tiện lại phải mất thêm một khoản phí, điều này có thể gây cách hiểu là tận thu không, thưa ông?
Cái này không coi là tận thu, vì nó chỉ là lệ phí để thực hiện việc quản lý. Có thể Nhà nước chỉ thu một khoản lệ phí nhất định thôi.
Cái này không coi là tận thu, vì nó chỉ là lệ phí để thực hiện việc quản lý. Có thể Nhà nước chỉ thu một khoản lệ phí nhất định thôi.
Vậy với quy định này, cơ quan thực hiện sẽ phải làm gì để hạn chế tối đa phiền hà cho người dân, thưa ông?
Đúng là phải tạo điều kiện tối đa cho người dân khi thực hiện. Chẳng hạn như với xe chính chủ, lúc đầu thực hiện thủ tục rườm rà, phí lệ phí đắt nên phải dừng lại.
Nhưng sau đó điều chỉnh, thấy khoản lệ phí không quá lớn, cơ quan chức năng lại đến tận nơi làm nên người dân thực hiện. Do vậy khi thực hiện chủ trương này, điều quan trọng nhất là giảm phiền hà tối đa cho người dân.
Xin cảm ơn ông!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét