Breaking News
Loading...
Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Ngày 7/5, nội các Thái Lan cho biết họ đã chỉ định Bộ trưởng Thương mại kiêm Phó Thủ tướng Niwatthamrong Boonsongphaisan giữ chức Thủ tướng tạm quyền của Thái Lan sau khi Tòa án Hiến pháp nước này ra phán quyết bãi nhiệm bà Yingluck Shinawatra vì cáo buộc lạm quyền.


>>
>>

Tân Thủ tướng tạm quyền Thái Lan Niwatthamrong Boonsongphaisa

Thái Lan đang đắm chìm trong hỗn loạn chính trị với việc phe đối lập yêu cầu trao quyền lực cho một cơ quan không do dân bầu để cơ quan này soạn thảo lại Hiến pháp.  

Thông báo thiết quân luật của quân đội Thái Lan do Tướng Prayuth Chan-Ocha, người đứng đầu quân đội, ký dựa trên một đạo luật hồi năm 1914 cho phép quân đội can thiệp vào những lúc khủng hoảng.  

Thông báo nói thiết quân luật cần được thực thi vì các cuộc biểu tình rầm rộ của các phe nhóm kình chống nhau có thể ‘ảnh hưởng đến an ninh đất nước và an toàn tính mạng cũng như tài sản của người dân’.  

Thứ Hai ngày 19/5, Thủ tướng tạm quyền Niwatthamrong Boonsongphaisan khẳng định rằng chính phủ của ông sẽ không từ chức bất chấp sức ép từ những người biểu tình chống chính phủ. 

Các phóng viên nhận định tình trạng bế tắc ở nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á đã trở nên tồi tệ hơn kể từ khi bà Yingluck giải tán Hạ viện hồi tháng 12/2013 và sau đó, đến lượt tòa án yêu cầu bà và chín bộ trưởng trong nội các từ chức do lạm quyền hồi đầu tháng 5.  

Thái Lan đã không có một chính phủ hoạt động đầy đủ kể từ tháng 12 năm ngoái và đã không thông qua được ngân sách quốc gia.  Việc áp đặt thiết quân luật có thể làm cho những người ủng hộ chính phủ phẫn nộ, nhất là khi nó được xem không khác gì hành động đảo chính, các phóng viên nhận định.  Kể từ khi Thái Lan chấm dứt nền quân chủ chuyên chế hồi năm 1932, quân đội nước này đã đảo chính ít nhất 11 lần, không kể những lần có nỗ lực làm binh biến.  Những người ủng hộ bà Yingluck tin rằng tòa án đứng về phía phe chống đối chính phủ để ra phán quyết bất lợi cho bà.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét