Breaking News
Loading...
Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Trong bài viết này, tác giả Jack Greig  - một nhà phân tích thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu chính sách chiến lược Australia (ASPI) - cho rằng Indonesia có thể là mục tiêu gây hấn tiếp theo của Bắc Kinh, khi cơ khát năng lượng thúc đẩy Trung Quốc ráo riết tranh giành nguồn lợi dầu khí ở Biển Đông.


Trong vòng 2 thập niên qua, Trung Quốc đã từ một quốc gia xuất khẩu dầu mỏ trở thành một trong những nhà nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới. Theo dự báo năm 2013 của Tổ chức Năng lượng Thế giới (IEA), nhu cầu của Trung Quốc sẽ chiếm tới 31% tổng nhu cầu năng lượng toàn cầu trong giai đoạn 2011-2035.

Vào năm 2035, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc sẽ lớn gấp đôi Mỹ và gấp 3 toàn Liên minh Châu Âu. Cơn khát năng lượng ngày càng tăng của Trung Quốc sẽ được hỗ trợ bởi sức mạnh hải quân ngày càng tăng. Điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ có trong tay nhiều sự lựa chọn để khai thác Biển Đông nhằm tăng cường an ninh năng lượng trong tương lai.

Trên Biển Đông, quần đảo Natuna là nơi có trữ lượng dầu khí lớn và nằm trọng trong cái mà Trung Quốc gọi là “đường chín đoạn” nuốt trọn gần 90% diện tích Biển Đông. Tuy nhiên quần đảo này cũng nằm trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Indonesia, và Indonesia đã nhiều lần tuyên bố rằng đây không phải là khu vực tranh chấp với Trung Quốc bởi “đường chín đoạn” kia không hề có cơ sở pháp luật quốc tế.

Quần đảo Natuna nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia

Quốc Bộ Ngoại giao Indonesia và TNI luôn để mắt đến vấn đề Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng ở Biển Đông. Phát biểu hồi tháng Hai sau Trung Quốc thiết lập  Khu Xác định phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa cảnh báo: “Chúng tôi đã kiên quyết nói với Trung Quốc rằng chúng tôi sẽ không chấp nhận một khu vực tương tự, nếu nó được thiết lập ở Biển Đông”.

Theo chuyên gia Bentley, Indonesia cần phải áp dụng chính sách ngoại giao trong một khuôn khổ chiến lược rộng lớn hơn nhằm quản lý vùng biển của mình và có những bước đi tích cực để bảo vệ lợi ích quốc gia trên Biển Đông, đề phòng tham vọng bành trướng đầy nguy hiểm của Trung Quốc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét