Hoa Kỳ đã yêu cầu Đài Loan làm rõ ý nghĩa “đường 11 đoạn” mà chính phủ Quốc Dân đảng vẽ ra năm 1947. Đây chính là nguồn gốc của “đường 9 đoạn” (hay còn gọi là đường lưỡi bò) mà Trung Quốc hiện dùng làm cơ sở để đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông.
>>Đối phó "Trung Quốc trừng phạt kinh tế"
>>Trung Quốc cảnh báo Nhật "không can thiệp" vào Biển Đông
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel từng yêu cầu xem xét tính pháp lý của "đường 9 đoạn"
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ dẫn lời giáo sư Trần Nhất Tân (Đại học Đạm Giang, Đài Loan) cho biết, yêu cầu của Hoa Kỳ đối với Đài Loan là nhằm làm suy yếu lập trường phi lý của Trung Quốc đối với “đường 9 đoạn” mà nước này dùng để đòi hỏi chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông.
Vào cuối năm 1947, Trung Quốc, lúc đó do chính phủ Quốc Dân đảng lãnh đạo, đã “sáng tác” ra đường 11 đoạn trên biển Đông. Tháng 2 năm 1948, bản đồ “đường 11 đoạn” được phát hành công khai lần đầu tiên. Nhưng chuyện phát hành bản đồ này chỉ diễn ra ở Trung Quốc, không có một công bố nào ở quốc tế cũng như khu vực châu Á nên không một quốc gia nào biết được Trung Quốc đã có một bản đồ về biển Đông “11 đoạn” như thế. Theo Thời báo Hoàn Cầu, sau khi đuổi Quốc Dân đảng ra khỏi đại lục, năm 1953, Chính phủ CHND Trung Hoa đã cắt bỏ 2 đoạn để biến “đường 11 đoạn” thành “đường 9 đoạn” nhưng không nêu rõ lý do. “Đường 9 đoạn” này cơ bản giống với “đường 11 đoạn”, chỉ có điều là nó tham lam hơn, “liếm” sát Việt Nam, Malaysia và Philippines hơn.
Tờ báo này thừa nhận Chính phủ Trung Quốc từ trước tới nay chưa hề “giải thích” hay nói rõ cho cộng đồng quốc tế về sự tồn tại của “đường 9 đoạn”. Điều này đồng nghĩa với việc Bắc Kinh đã thừa nhận tính vô pháp lý của cái gọi là “đường lưỡi bò” trên trường quốc tế. Thế nhưng họ lại cứ đem cái “sản phẩm tưởng tượng” này ra để làm bằng chứng “thuyết phục” về yêu sách chủ quyền vô lý ở biển Đông. Chẳng những các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc và Đài Loan phản đối và bác bỏ “đường 9 đoạn” mà nhiều nước khác trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ, cũng đã từng yêu cầu Trung Quốc làm rõ ý nghĩa của “đường 9 đoạn”. Tháng 2 vừa qua, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel đã yêu cầu xem xét tính pháp lý của “đường 9 đoạn”. Ông Russel cho rằng: “Bất cứ đòi hỏi nào của Trung Quốc đối với quyền hàng hải mà không dựa trên các đặc điểm đất đai được tuyên bố đều không phù hợp với luật pháp quốc tế. Trung Quốc có thể nêu bật sự tôn trọng luật pháp quốc tế của mình bằng việc làm sáng tỏ hoặc điều chỉnh lại đòi hỏi của họ cho phù hợp với luật biển quốc tế”. Liền sau đó, Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg cũng tuyên bố “không có cái gọi là đường 9 đoạn”. Ông Goldberg còn nhấn mạnh: “Chúng tôi không tin rằng yêu sách đường 9 đoạn có thể qua được vòng kiểm tra pháp lý để xác định hoặc giải quyết vấn đề biển Đông". Ngay trong giới nghiên cứu Trung Quốc cũng có một số học giả mà nổi bật là Lý Lệnh Hoa (Trung tâm Thông tin hải dương Trung Quốc) nhiều lần phủ nhận “đường 9 đoạn”. Ông Lý Lệnh Hoa cho rằng “Đường 9 đoạn trên Nam Hải (Biển Đông) là một đường hư ảo, không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật”, và kêu gọi Trung Quốc hủy bỏ đường này nếu không muốn bị cả thế giới lên án.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét